Trong nền văn hóa và nghệ thuật đương đại Phryne

  • Điêu khắc: Nhà điêu khắc Praxiteles - một người yêu của Phryne cũng đã mượn hình ảnh của nàng để tạc nên bức tượng “Venus” đầu tiên trong lịch sử điêu khắc đó là kiệt tác mang tên “Aphrodite of Cnidos”. Bức tượng đã trở thành nổi tiếng với vẻ đẹp của nó, được đánh giá cao từ mọi góc độ, và được lấy làm kích thước chuẩn mực khuôn mẫu cho các tác phẩm điêu khắc phụ nữ về sau. Tuy nhiên Bức tượng này đã không còn. Có thể nó đã bị mất trong một vụ cháy trong các cuộc bạo loạn Nika. Praxiteles cũng tạc hai bức tượng khác cho người yêu Phryne: một bức tượng tạc nàng trần truồng được làm bằng vàng khối và được dâng trong đền thờ của Delphi. Bức tượng tạc Phryne sau đã bị nung để đúc tiền và một bức tượng thần Eros sau được dâng trong đền thờ của Thespiae đặt giữa hai bức tượng vua Archidamus III và vua Philip II
  • Văn học: Trong bài thơ La Beauté của Charles Baudelaire và Die Flamingos của Rainer Maria Rilke, các nhà thơ tiết lộ rằng đã được truyền cảm hứng từ vẻ đẹp nổi tiếng của Phryne. Nhà văn hy lạp hiện đại Dimitris Varos đã viết một cuốn sách mang tên Phryne nhà văn tưởng tượng Ba Lan Witold Jablonski, cũng đã viết cuốn sách có tên kỹ nữ Phryne
  • Âm nhạc: Nhà soạn nhạc Charles-Camille Saint-Saëns đã sáng tác vở opera Phryné (1893)